Edifier Neobuds S - Đánh giá những công nghệ liên quan tai nghe bluetooth

Đăng bởi Admin vào lúc 20/05/2022

1. Trên tai nghe true wireless có những công nghệ như aptX LL(Low Latency) và aptX HD, nhưng tại sao tai nghe sử dụng aptX Adaptive?

AptX Adaptive là một sản phẩm toàn diện liên quan đến nhiều công nghệ mở rộng.

Trong sự phát triển của công nghệ aptX của Qualcomm, một số công nghệ mở rộng như độ trễ thấp aptX LL(Low Latency) dành cho phim và trò chơi, và công nghệ aptX HD được thiết kế để tương đương với LDAC.

Tuy nhiên, việc chia một công nghệ thành ba công nghệ dựa trên nhu cầu có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Kết quả là, aptX Adaptive, một sản phẩm toàn diện, đã được giới thiệu. Với công nghệ nén động(dynamic compression), dành riêng cho sự ổn định của tín hiệu và nội dung trong môi trường nghe của người dùng, aptX, aptX LL và aptX HD được kết hợp trong một công nghệ duy nhất thông qua điều chỉnh băng thông động.

aptX Adaptive có khả năng tự động chọn lựa giữa chất lượng âm thanh cao nhất có thể hoặc ưu tiên cho độ trễ thấp với mức bitrate nhỏ hơn nếu cần thiết, đồng thời còn kiểm soát cả chất lượng của tín hiệu RF giữa các thiết bị được kết nối. Điều này sẽ giúp cho chiếc smartphone có hỗ trợ công nghệ truyền tải này chơi nhạc với chất lượng âm thanh cao nhất, ngoài ra cũng đảm bảo được hình và tiếng đồng bộ nhau khi bạn xem video cũng như giảm thiểu tín hiệu nhiễu nếu bạn kết nối Bluetooth ở nơi công cộng đông người.

tai nghe bluetooth edifier neobuds qualcomm

tai nghe bluetooth edifier neobuds qualcomm


2. Trong tai nghe bluetooth, sự khác biệt giữa Snapdragon Sound và LDAC / LHDC là gì?

Snapdragon Sound là giải pháp công nghệ hoàn chỉnh bao gồm phần cứng và phần mềm, trong khi LDAC / LHDC chỉ là một loại giải mã âm thanh. Vì vậy, Snapdragon Sound hoàn thiện hơn, với tai nghe Edifier Neobuds S

Cần lưu ý rằng tốc độ truyền dữ liệu của Bluetooth bị giới hạn, do đó, chỉ tăng tốc độ truyền bit (ví dụ: LDAC / LHDC, về cơ bản trên 900kbps) có thể dẫn đến giảm khả năng chống nhiễu, và có nhiều xác suất ngắt kết nối khi nghe nhạc.

Snapdragon thông qua kế hoạch sử dụng series aptX trong việc giải mã âm thanh. So với LDAC / LHDC, băng thông của series aptX trong quá trình chuyển đổi âm nhạc nhỏ hơn, ví dụ: 576kbps cho chất lượng âm thanh cao của aptx-HD và 420kbps cho aptX Adaptive tương ứng với những thay đổi (độ trễ lý thuyết là 80ms). Kết hợp với phần cứng liên quan ở thiết bị đầu cuối, Snapdragon Sound thực sự có thể đạt được âm thanh HD ổn định lên đến 24-bit 96 kHz (chất lượng âm thanh tương tự như LDAC / LHDC), mang lại trải nghiệm người dùng tổng thể tốt hơn.


Snapdragon Sound và LDAC / LHDC


3. Tai nghe Edifier Neobuds S - Hybrid dynamic + Knowles balanced armature driver + electronic crossovers có gì đặc biệt?

- Dynamic driver: xử lý âm thanh tần số thấp

- Balanced armature driver (hãng Knowless): xử lý âm thanh tần số cao

- Electronic crossovers (Phân tần điện tử): điều chỉnh âm thanh phát ra chính xác hơn

Diaphragm: màng chắn kim loại mỏng


- Dynamic driver: Nguyên tắc là màng chắn diaphragm được sử dụng làm nguồn rung động, và được gắn với một cuộn dây. Từ trường được tạo ra bởi dòng điện chạy qua cuộn dây, và từ trường tương tác với vật liệu nam châm vĩnh cửu sẽ làm màng loa rung động và tạo ra âm thanh. Diện tích màng loa lớn có thể tạo ra hiệu suất tần số thấp tương đối tốt hơn, thích hợp cho âm thanh đầy đủ và sống động hơn. Thêm vào đó, âm thanh tạo ra từ dynamic driver sẽ tự nhiên hơntăng sự thoải mái.

Với màng loa lớn hơn, cần nhiều không gian và không khí hơn cho quá trình tạo ra âm thanh, dẫn đến việc kiểm soát rò rỉ âm thanh không hiệu quả. Về hiệu suất, độ phân giải, mức độ âm thanh và mật độ âm thanh cũng không đảm bảo, dẫn đến những sai sót rõ ràng ở tần số cao.


Armature: Phần ứng - Phần quay trong máy phát điện hoặc động cơ điện một chiều.


- Balanced armature driver: Bộ điều khiển phần ứng cân bằng tương đối nhỏ. Thiết bị chỉ yêu cầu một dòng điện nhỏ do không gian gần như kín, có độ nhạy rất cao nên có ưu điểm là tiêu thụ điện năng thấp. Về hiệu suất âm thanh, nó có độ phân giải mạnh hơn, âm thanh trong suốt và phong phú cũng như hiệu suất tần số cao tốt hơn. Do kích thước nhỏ và cấu trúc khép kín, âm thanh tạo ra từ balance armature driver không thể bao phủ tốt toàn bộ dải tần số nghe được. Để đạt được hiệu suất tốt hơn, cần phải kết hợp nhiều balance armature driver, và độ khó điều chỉnh cũng như chi phí sẽ tăng lên.

Tai nghe nói chung sở hữu chỉ dynamic driver hoặc chỉ balance armature driver, nên không cần phân chia tần số. Tuy nhiên, do những lí do đã nêu phía trên, về sự hạn chế hiệu suất của màng loa, rất khó để tạo ra âm thanh chính xác, đầy đủ trong toàn bộ dải tần số. Do đó, khi kết hợp dynamic driver và balance armature driver, cần phải phân chia tần số để xử lý các tín hiệu dải tần số khác nhau.


- Bộ phân tần LC truyền thống có kích thước lớn, khó áp dụng cho tai nghe. Tuy nhiên, công nghệ phân tần điện tử (electronic crossover) của Edifier đã đưa bộ phân tần kỹ thuật số DSP (được sử dụng trong loa) vào tai nghe true wireless, để giải quyết vấn đề kích thước của bộ phân tần truyền thống một cách hiệu quả. Nói một cách đơn giản, bộ phân tần kỹ thuật số DSP là để điều chỉnh các thông số của từng kênh, và định hướng lưu lượng, để quản lý và phân phối tần số.

Tóm lại, 2 ưu điểm chính của việc kết hợp dynamic driver và balance armature driver để triệt tiêu nhược điểm của từng driver, cộng thêm việc sử dụng Electronic crossover tại ra hiệu ứng âm thanh chân thực nhất

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Đăng ký nhận tin

Đăng ký nhận bản tin của chúng tôi để nhận các sản phẩm mới, mã khuyến mại nhanh nhất